Bắt đầu xuất phát từ Tuy Hòa lúc 5.30 sáng, đi theo đường Hùng Vương để đến được quốc lộ 1A. Đi tiếp về hướng thành phố du lịch Quy Nhơn để đến đường Gành đá đĩa, 1 trong những điểm “must go” khi đến Phú Yên. Sau đây là lịch trình tham quan trong 1 ngày các địa điểm của tụi mình.
Đến tầm 6.30, tới ngã 3 Hòa Đa thì 2 đứa cảm thấy đói bụng và ghé vào quán ven đường ăn món đặc sản “Bánh hỏi lòng heo”. Giá của 2 dĩa bánh sẽ làm các bạn bất ngờ, có lòng heo thì 10k/1 dĩa, không lòng heo thì 5k/1 dĩa.
Ăn xong, tiếp tục chuyến đi đến Gành đá đĩa, từ quốc lộ 1A, đến địa phận Chí Thạnh, các bạn sẽ gặp 1 ngã 3 rẽ vào đây để đến được Gành đá đĩa.
Trên đường đến Gành đá đĩa, khoảng 2km, các bạn sẽ gặp 1 nơi để tham quan khác, đó là Nhà thơ mằng lăng. Nơi được xem là 1 trong những nhà thơ lâu nhất ở Việt Nam, và cũng là nơi cất giữ quyển sách được in bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của nước Việt Nam.
Tiếp trên con đường khi đến nhà thờ mằng lăng, các bạn sẽ đến được Gành đá dĩa. Trên đường đến đây, sẽ có rất nhiều biển chỉ dẫn, các bạn nhớ chú ý để tránh đi lạc đường.
Gềnh Đá Dĩa là một tập hợp các trụ đá hình lăng trụ xếp liền nhau, hòn nọ nối hòn kia kề với sóng nước. Bãi đá trải rộng san sát nhau chung màu đen huyền bí. Có trụ thẳng đứng, có trụ nghiêng vẹo nhưng vẫn chồng chất tầng tầng trông như chồng bát dĩa nên có tên gọi là Ghềnh Đá Dĩa. Nhìn từ xa, Ghềnh Đá trông giống một tổ ong thiên tạo khổng lồ vô cùng kỳ vĩ.
2 đứa gửi xe và bắt đầu khám phá Gành đá dĩa, phí gửi xe hết 3.000đ nhé. Theo kinh nghiệm của bản thân, các bạn nên khám phá Gành đá đĩa vào buổi sáng, lúc đó nắng mới chiếu, các hòn đá sẽ không bị nóng lên. Tha hồ ngồi, đứng, nhảy chụp hình.
Chổ bãi gửi xe để vào Gành đá đĩa, các bạn sẽ nhìn thấy được 1 con đường bê tông nhỏ. Đi theo đường đó vào khoảng 1.5km, sẽ đến đường Gành đèn, gửi xe (phí gửi xe 3.000đ) và bắt đầu khám phá nơi có rất nhiều hòn đá + ngọn hải đăng trên cao, nơi giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Phú Yên, định hướng ra vào vụng (vịnh) Xuân Đài.
Các bạn có thể leo ra các hòn đá này, rồi lựa chọn cho mình những khung cảnh đẹp nhất để “tự sướng”
Sau khi tham quan xong Gành đá đĩa, 2 đứa tiến về Đầm ô Loan để ăn trưa. Đầm Ô Loan nằm sát quốc lộ 1A, dưới chân đèo Quán Cau, cách thành phố Tuy Hòa 22km. Đây là một địa danh gắn với phong trào Cần Vương của tỉnh Phú Yên. Đi theo hướng Gành đá đĩa – Tuy Hòa. Đến địa phận Phú Tân, đi thêm khoảng 3km nữa, vào khu đông dân cư. Nhìn bên tay trái có 1 cây xăng, bên cạnh có 1 con đường nhỏ. Đó chính là đường đi vào Đầm Ô Loan. Nếu khó thấy, các bạn có thể hỏi thêm dân địa phương nhé. Ai cũng biết về địa điểm này.
Ở đầm Ô Loan có 3 quán ăn kiểu nhà bè trên đầm. Tụi mình chọn Bồng Bềnh quán vì ở đây “đông khách nhất” để ăn trưa.
2 đứa cũng háo hức tới đây để thưởng thức món “Sò huyết Đầm Ô Loan” như các bài báo hay nói, nhưng ở tiệm này không có. Sau khi hỏi cô chủ quán và chị phục vụ (hỏi 2 lần khác nhau) thì đều nhận được 1 câu trả lời rất buồn “2 năm nay, Đầm Ô Loan bị ô nhiễm, sò huyết không sống nổi, nến không có sò huyết Đầm Ô Loan đâu, nếu như tiệm nào có thì tiệm đó nhập Sò Huyết từ Thành Phố HCM về đó, giá 200.000đ/1kg”. Thôi thì đánh lỡ hẹn với món này vậy, 2 đứa kêu những món ăn khác cho buổi trưa là:
Ăn trưa no nê, 2 đứa lại đi về hướng Tuy Hòa. Gần tới khu Hòa Đa, thi gặp 1 ngã 3 bên tay trái để rẽ vào chùa Thanh Hương. Nơi có tượng phật Quan Âm được dạt vào từ biển.
Đường vào chùa, tới ngã 3, rẽ trái là để đi vào chùa, đi thẳng thì sẽ xuống biển, ở đây các bạn sẽ nhìn thấy hòn chùa và hòn dứa. Nơi đây là nơi giống như để du lịch picnic, theo thông tin người dân thì cuối tuần, nhóm bạn bè hay qua đó mang theo đồ ăn để ăn uống.
Trên đường về thành phố Tuy Hòa, thay vì rẽ vào đường Hùng Vương (hồi sáng đi) thì mình đi xuống thêm 1 tí nữa, rẽ vào Đường Nguyễn Tất Thành, đi thẳng theo con đường này, các bạn nhìn bên tay phải (gần 1 trường học). Có 1 ngã rẽ vào để lên núi chóp chài, ở đây các bạn sẽ nhìn được toàn cảnh thành phố Tuy Hòa
Xuống núi, đi tiếp trên con đường Nguyễn Tất Thành hướng từ QL1A vào trung tâm thành phố, nhìn bên tay phải tiếp, các bạn sẽ thấy chùa Bưu Lâm, ngôi chùa này rất dễ nhận biết, vì có 1 tượng phật to lắm.
Đi tới đường Nguyễn Trung Kiên, các bạn sẽ thấy hướng dẫn lên Núi Nhạn – Sông Đà. Trên đỉnh núi nhạn có tháp chăm cổ kính gọi là Tháp Nhạn, ngoài ra, các bạn có thể nhìn thấy cầu Hùng Vương, và đoạn nối tiếp giữa sống và biển.
Trước khi về lại khách sạn Nhiệt Đới, tụi mình còn ăn thêm 1 lon ốc đá bán vỉa hè, 5 cây nem nướng và đặc sản tiếp theo là “Bánh bèo nóng” đường Trần Hưng Đạo.
Tới đây, kêu 1 “nia” bánh bèo nóng được làm tại chổ, 20 chén, 20.000đ. Đồng thời, thưởng thức thêm 2 cây chả đùm (2.000đ/1 cây).
Sau khi về khách sạn nghỉ ngơi, tắm rửa để phục hồi sức cho chuyến tham quan từ sáng. Trước khi đến với món ăn buổi tối, thì cạnh khách sạn Nhiệt Đới có các món ăn vặt rất hấp dẫn: Bắp Nướng, Cút nướng
Thì món ăn tiếp theo cho buổi tối, cũng là 1 đặc sản phải thử đó là “Banh canh hẹ”. Tìm hiểu vòng vòng, thì gần khách sạn Nhiệt Đới có 1 quán tên là Năng Nở chuyên về món này và rất đông khách. Tụi mình quyết định đến đó và ăn tối. 1 tô bánh canh là 10.000đ, 1 ly nước đậu (sữa đậu nành) là 4.000đ.
Ăn xong, vì còn quá sớm, nến tụi mình đi tìm quán café để uống. Tham khảo trên mạng, thì có 2 quán có thể ngắm Thành phố Tuy Hòa về đêm, đó là: Café ở khách sạn Kaya(238 Đại Lộ Hùng Vương, Tuy Hòa) và khách sạn CenDeluxe Tùy Hòa (số 2 Hải Dương, Tuy Hòa). Lúc đầu, chọn café ở khách sạn Kaya, nhưng khi tới hỏi thì quán này nằm ở tầng 6 của khách sạn, nên ko thấy được hết thành phố về đêm. Giờ chỉ còn 1 lựa chọn là khách sạn 5 sao CenDuluxe, tụi mình thấy 5 sao cũng hơi “lo lắng” về giá cả, nhưng khi tới đây thì hoàn toàn bất ngờ, giá rất chi là bình dân như là: Coca: 25.000đ, Café: 30-35.000đ…
Uống café, ngắm thành phố về đêm, kết thúc cho ngày đầu tiên ở Tuy Hòa – Phú Yên. Plan cho ngày mai sẽ là ngắm mặt trời mọc ở Hải Đăng Đại Lãnh (Mũi Điện).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét